Trong thời đại hiện nay, các thiết bị tự động hóa được sử dụng ở khắp nơi từ dân dụng đến công nghiệp. Trong ngành van công nghiệp cũng vậy, van điều khiển tự động được sử dụng khắp nơi, đặc biết là dòng van điều khiển điện.
Vậy van điều khiển điện là gì? Hôm nay chúng tôi xin phép giới thiệu về các dòng van điều khiển điện, cấu tạo cũng như ưu nhược điểm chúng.
Van điều khiển điện tên tiếng anh là Electric Control Valve, đây là dòng van điều khiển tự động bằng điện được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống dây chuyền sản xuất. Nó là sự kết hợp giữa van và động cơ điện cung cấp momen xoắn tạo ra hoạt động đóng mở cho van.
Van hoạt động hoàn toàn tự động mà không cần sự can thiệp của con người. Van được sử dụng trong các hệ thống của một số ngành công nghiệp. Thông thường được sử dụng trong các ứng dụng liên quan đến sản xuất và các nhà máy xử lý, chế xuất bao gồm:
Cấu tạo van điều khiển bằng điện gồm hai thành phần như sau: Phần bộ truyền động bằng điện và phần van cơ đóng mở lưu chất
Có bản chất là một bộ động cơ chạy bằng điện, các motor sử dụng điện áp 24v, 220v, 380v kèm các cơ cấu hộp số để tăng momen xoắn. Trục motor sẽ được kết nối qua các bộ hộp số, qua đó kết nối với trục của van.
Khi động cơ cung cấp nguồn điện, nó sinh ra momen truyền quan cơ cấu hộp số từ đó truyền đến trục của van. Ngoài ra, nó còn có thêm các bộ phận như công tắc hành trình để ngắt nguồn điện khi van đạt đến trạng thái đóng, mở tối đa.
Với các ứng dụng cần điều tiết lưu lượng, van cần đóng mở theo góc để điều chỉnh lưu lượng một cách chính xác. Khi này ta có bộ điều khiển điện tuyến tính, nó nhận tín hiệu điều khiển 4-20mhA hoặc 0-10V để điều khiển.
Thiết bị truyền động bằng điện có nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau để phù hợp với các ứng dụng van khác nhau.
Van sử dụng trong trong van điều khiển điện là van cầu, van bướm, van bi hoặc van cổng. Tùy vào từng hệ thống mà ta lựa chọn loại van cơ sao cho phừ hợp.
Van sẽ được tháo bỏ phần điều khiển bằng cơ, sau đó gia công phần giá đỡ để lắp đặt bộ điều khiển điện. Trục của động cơ sẽ được gắn với trục của van chính.
Van điều khiển điện ON/OFF: Là dòng van chỉ cho phép đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn. Đây là dòng van phổ biến được sử dụng rộng rãi nhất trong các dòng van điều khiển điện
Van điều khiển điện tuyến tính: Loại van này ngoài chức năng đóng hoặc mở hoàn toàn nó còn có thể điều chỉnh góc mở theo như mong muốn. Việc điều chỉnh góc mở này sẽ giúp điều chỉnh lưu lượng lưu chất đi qua van. Van có cấu tạo phức tạp hơn do có thêm bộ xử lý tín hiệu xung vì vậy có giá thành cao hơn nhiều so với dòng van điều khiển on/off.
Bao gồm một van bướm kết hợp với bộ điều khiển bằng điện. Van bướm điều khiển điện được sử dụng nhiều trong các hệ thống PCCC vừa và nhỏ, các hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, v.v…Van bướm điện có nhiều chủng loại phù hợp với các nhu cầu và hệ thống nhất định.
Sử dụng để đóng mở cũng như điều tiết lưu lượng, hướng dòng chảy trên hệ thống đường ống. Van bi được kết hợp với bộ điều khiển có thể là van bi 2 ngã, 3 ngã thậm chí 4 ngã tùy theo yêu cầu của hệ thống. Van bi điện được sử dụng nhiều trong các hệ thống như: PCCC, nhà máy hóa chất, các hệ thống hơi, khí nén.
Chuyên sử dụng trong các ứng dụng để điều tiết lưu lượng trong các hệ thống hơi, khí hoặc dầu nóng. Hiện nay ở Việt Nam loại van này chưa được sử dụng phổ biến vì có giá thành tương đối cao. Ưu điểm của van cầu điện là bền và điều tiết chính xác lưu lượng mong muốn.
Van cổng điện thiết kế cho các hoạt động đóng mở hoàn toàn, không nên sử dụng trong các ứng dụng điều tiết lưu lượng do độ chính xác thấp và giảm độ bền của van. Chugns được sử dụng trong các hệ thống đường ống lớn như trong các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và công nghiệp hóa chất.
Van điều khiển khí nén mới nhất
So sánh van điện và van khí nén
Để nhận tư vấn và báo giá tốt nhất