Van bướm điều khiển bằng khí nén DN15 DN25 DN1000 hay còn được gọi là van bướm khí nén DN15 DN25 DN1000 thuộc dòng van khí nén được sử dụng phổ biến hiện nay. Van bướm điều khiển khí nén với kích thước định danh DN15 đến DN1000 có đa dạng cấu tạo lắp đặt, vật liệu và thương hiệu giúp khách hàng có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
Cùng với xu hướng hòa nhập với thế giới, nền công nghiệp, khoa học, kĩ thuật của Việt Nam cũng đang không ngừng phát triển vượt bậc. Các dây truyền hệ thống tự động hóa với quy mô lớn thay thế số lượng lớn nhân công và chi phí lao động được xây dựng. Trong đó không thể không kể đến thiết bị van bướm điều khiển khí nén vô cùng quan trọng góp phần xây dựng nên một cơ sở hạ tầng tiên tiến, hiện đại.
Van bướm khí nén với khả năng đóng mở nhanh trong khoảng chỉ từ 1 ~ 2s để hoàn thành một chu trình. Tùy thuộc vào cách thức cấu tạo của đầu khí chúng ta có 2 kiểu cấu thành là dạng tác động đơn (cung cấp khí 1 lần để hoạt động) hoặc dạng tác động kép (cấp khí 2 lần cho chu trình đóng mở van).
Van bướm điều khiển khí nén là sự liên kết ổn định giữa van bướm cơ và bộ điều khiển khí nén. Ngoài ra để thực hiện một số chức năng quan sát hành trình van, điều tiết dòng chảy, điều khiển van từ xa chúng ta có thể kết hợp thêm các phụ kiện như: Bộ điều khiển tuyến tính, công tắc hành trình, van điện từ, tiêu âm, dây kết nối truyền khí.
Chúng ra đi tìm hiểu rõ hơn về các bộ phận:
Đây là một phần của van bướm thông thường như loại tay gạt, tay quay. Thay vì sử dụng phương pháp vận hành thủ công chúng ta kết hợp với đầu khí nén giúp điều hành van một cách tự động hóa. Van được nhập khẩu với rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đến từ: Hàn Quốc, Đài Loan, Malasia…
Thân van: được chế tạo từ các chất liệu như: gang, inox, nhựa…chống ăn mòn, oxy hóa cao, chịu nhiệt tốt, phù hợp với rất nhiều công việc khác nhau.
Đĩa van: được làm từ inox 304, CF8, nhựa làm nơi tiếp xúc trực tiếp với dòng lưu chất, chịu áp lực tốt, khả năng đóng kín tốt.
Trục van: được làm từ thép không rỉ, inox là bộ phận gián tiếp truyền lực từ bộ điều khiển lên đĩa van giúp van làm việc.
Gioăng làm kín: với các môi trường chất khác nhau van được thiết kế với chất liệu phù hợp nhất như: cao su tổng hợp EPDM, teflon (PTFE)…
Bộ điều khiển khí nén là một thiết bị thiết kế với độ chính xác cao, là sự kết hợp của các chi tiết: bộ vỏ (làm từ hợp kim nhôm), piston chuyển động, xilanh nén khí, trục kết nối, lò xo và các chi tiết đai ốc vít, bulong…Với mức áp lực khí nén đầu vào 2 ~ 8kgf/cm2 giúp đầu khí hoạt động ổn định. Theo thiết kế cấu tạo của đầu khí chúng ta có thể chia thành 2 loại là: dạng tác động đơn và tác động kép. Chúng ta đi vào tìm hiểu chi tiết về hai loại đầu khí trên nhé:
Dạng tác động đơn
Hiểu các đơn giản nhất đây là bộ thiết bị cung cấp khí một lần để thực hiện quá trình đóng và mở van tuần hoàn. Nhờ sự phải hồi của lò xo thiết kế với độ nén, áp lực cụ thể giúp van làm việc tốt nhất.
Với quá trình mở van: Áp lực của khí nén đi vào từ cổng C vào buồng trong của bộ điều khiển thắng lực nén của lò xo đẩy piston chạy sang hai bên, các bánh răng của trục vít quay ngược chiều kim đồng hồ truyền lực xuống trục để mở van. Khi đó không khí từ hai buồng ngoài sẽ thoát ra ngoài qua cổng L.
Với quá trình đóng van: Khi nguồn khí nén bị gián đoạn hoặc ngừng cấp khí thì lực nén của lò xo đẩy pistong theo hướng ngược lại (vào trong), lúc này piston quay theo chiều kim đồng hồ để đóng van. Khi đó không khí từ buồng trong sẽ thoát ra ngoài qua cổng C. Chúng ta cũng có thể cấp khí nén vào cổng L để tăng tốc độ đóng van và sử dụng như dạng tác động kép nếu lò xo bị liệt. Lắp bộ điều khiển khí nén tác động đơn thì van sẽ luôn trong trạng thái đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn.
Dạng tác động kép
Đây là dạng hoạt động phổ biến hiện nay, với việc cấp khí 2 lần ở 2 lỗ nạp thực hiện 2 nhiệm vụ khác nhau. Khi cấp khí vào cửa nạp C áp lực khí nén sẽ đầy piston về sang 2 bên nhờ hệ số bánh răng liên kết làm quay trục van một góc 90 độ theo hành trình. Khi đã đạt tới hành trình mở van hoàn toàn piston sẽ được khóa vị trí nguồn khí sẽ được ngắt. Kết thúc chu trình mở van
Muốn đóng van, cung cấp khí nén vào của nạp L áp lực sinh ra ép piston trở lại vị trí ban đầu. Truyền lực chuyển động đưa trục van trở về vị trí đóng van, khi đã hết hành trình khí nén tự động ngắt, khóa vị trí van. Kết thúc chu trình đóng van.
Các bộ phận sản phẩm phụ kiện đi kèm khi lắp đặt hoàn chỉnh và đi vào hoạt động của van bướm điều khiển khí nén như:
Một van bướm điều khiển khí nén sẽ thực hiện quá trình đóng mở van theo hành trình quay trục góc ¼ (90°) cho phép chặn hoặc lưu thông dòng chảy tối đa. Khi cấp khí nén vào trong buồng chứa, áp lực sinh ra sẽ nén piston về 2 phía, nhờ thiết kế bánh răng truyền lực sẽ chuyển động làm quay trục van và đĩa van. Vị trí van sẽ được sau mỗi lần cấp khí giúp van hoạt động ổn định liên tục trong thời gian dài.
Mỗi dòng van công nghiệp được sinh ra đều có mục đích và ứng dụng riêng của nó. Chúng ta cần phải nắm bắt được những điểm mạnh để phát huy và những điểm hạn chế để lựa chọn van đúng với nhu cầu của công việc nhất. Dòng van bướm điều khiển khí nén có rất nhiều ứng dụng trong đời sống như:
Công ty XNK HT Việt Nam xin giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm van bướm điều khiển khí nén phổ biến hiện nay do chúng tôi cung cấp trên thị trường. Các sản phẩm van bướm đều được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy sản xuất nước ngoài, có đầy đủ các giấy tờ liên quan CO, CQ, Catalogue, VAT cam kết sản phẩm chất lượng
Các sản phẩm phổ biến như:
Các sản phẩm đều được bảo hành 12 đến 15 tháng và hỗ trợ đổi trả nếu xảy ra lỗi từ đơn vị sản xuất hoặc cơ sở cung cấp. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ về những sản phẩm khách hàng quan tâm.
Để nhận tư vấn và báo giá tốt nhất