• 0981.625.647
  • kd7.htvietnam@gmail.com
简体中文 简体中文 English English 한국어 한국어 Tiếng Việt Tiếng Việt
    logologologologo
    • Gọi mua hàng
      0981.625.647

    • Cửa hàng
      gần bạn

    • Tra cứu
      đơn hàng

    0
    ✕
    • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Sản phẩm
      • Van công nghiệp
        • Van bướmGiới thiệu van bướm Van bướm tên tiếng anh là Butterfly valve. Là loại van công nghiệp có thiết kế hình cánh bướm. Được dùng để điều tiết, hay đóng mở dòng lưu chất nhờ bộ phận đĩa van có thể xoay quanh trục với các góc khác nhau. Van bướm dùng để làm gì Khi chúng ta tác động lên tay gạt, tay quay hoặc vô lăng thì sẽ tác động lên trục của van bướm làm cánh bướm sẽ xoay theo các góc mở khác nhau. Khi đó dòng tiết lưu chảy qua ống sẽ có lưu lượng khác nhau. Thông thường trạng thái đóng hoàn toàn thì góc mở bằng 0 độ. còn khi van mở hoàn toàn thì cánh xoay một góc 90 độ so với trục chính giữa của nó. Cấu tạo van nguyên lí hoạt động của van bướm Cấu tạo của van bướm Thân van: Thân là một hình tròn chứa các bộ phận như đĩa, seat, trục vòng bi trục trên và trục dưới. Thân van có thể có các mặt bích , vấu hoặc các cấu hình kiểu wafer (Hình B) được lắp đặt giữa các mặt bích ống. Đôi khi van bướm được sản…
        • Van một chiềuVan một chiều là gì? Van một chiều (tên tiếng anh là check valve, non-return valve, one-way valve) là dòng van chỉ cho phép lưu chất đi qua nó theo một hướng nhất định và chặn chiều ngược lại. Van một chiều là dòng van đa dang về mẫu mã, cấu tạo và chất liệu. Van được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều hệ thống từ dân dụng đến công nghiệp. Van đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống và thiết bị, đặc biệt là trong các hệ thống có máy bơm, bồn chứa. Một số thuật ngữ kỹ thuật trong van một chiều: Áp suất nứt – Áp suất chênh lệch tối thiểu giữa đầu vào và đầu ra của van mà tại đó, đĩa van mở cho phép dòng chảy đi qua. Áp suất nứt còn gọi là áp suất đầu hoặc áp suất mở. Áp suất đóng – Áp suất chêch lệch giữa đầu ra và đầu vào của van trong quá trình đóng. Tại áp suất đó mà van đóng kín hoàn toàn. Áp suất ngược – Áp suất đầu ra cao hơn đầu vào của van. Phân loại và…
        • Van biVan bi là gì? Van bi tên tiếng anh ball valve là dòng van sử dụng một quả bóng, được đục lỗ rỗng ở giữa để kiểm soát dòng chảy. Van mở khi lỗ của bi van song song với dòng chảy, và đóng lại khi lỗ của bi vuông góc với dòng chảy. Van là dòng van đóng mở nhanh như van bướm, quay một góc 90 độ để đóng mở. Van có tuổi thọ dài và có độ kín rất cao ngay cả khi không được sử dụng trong thời gian dài. Van cũng được sử dụng làm van điều khiển. Ứng dụng này ít phổ biến do độ chính xác hạn chế của việc kiểm soát tốc độ dòng chảy so với các van điều tiết khác. Cấu tạo van bi Van được cấu tạo bao gồm những bộ phận chính như sau Thân van – Là khung xương chính của van, nơi chứa các bộ phận khác như bi, trục van, gioăng, v.v…. Thân van được làm từ inox, đồng, gang hoặc nhựa tùy theo kích cỡ và điều kiện làm việc của van. Bi van – Được chế tạo theo dạng hình cầu, được đục…
        • Van an toàn
        • Van giảm ápVan giảm áp là gì? Van giảm áp là thiết bị công nghiệp được thiết kế để giảm áp lực nước hoặc hơi nước đến mức an toàn, được xác định trước. Van có tên tiếng anh là Pressure Reducing Valve. Tùy thuộc loại van, áp suất hạ lưu được thiết lập bằng cài đặt điều chỉnh áp suất trên van hoặc bằng cảm biến bên ngoài như đồng hồ đo áp. Van được sử dụng trong các ứng dụng dân dụng, thương mại, thế chế và công nghiệp. Van cũng được sử dụng trong các ứng dụng như đường dầu, nồi hấp, bàn ủi hơi nước, bộ tản nhiệt đơn và lưu hóa. Áp lực của lưu chất trong hệ thống khiến chúng chịu quá nhiều áp lực, nó khiến hệ thống chịu rủi ro rất lớn. Rò rỉ, vỡ đường ống có thể xảy ra nếu áp lực trong hệ thống quá cao. Áp lực cao cũng rút ngắn tuổi thọ của hệ thống. Vì vậy chúng ta sử dụng van giảm áp để ngăn chặn việc sửa chữa và thiệt hại tốn kém. Cấu tạo van giảm áp Van giảm áp có nhiều dạng nhưng vẫn tuân…
        • Van cổngVan cổng là gì? Van cổng còn được gọi là van cửa, tên tiếng anh là gate valve. Đây là dòng van đóng mở bằng cách nâng một đĩa hay cửa van ra khỏi đường dẫn của lưu chất. Van cổng sử dụng để đóng ngắt dòng chảy là chính, rất ít khi sử dụng để điều chỉnh lưu lượng. Khi mở hoàn toàn, đĩa van được nhấc hoàn toàn ra khỏi lưu chất, nên hầu như không hạn chế dòng chảy của chất lỏng đi qua. Van rất đa dạng về kích thước, từ nhỏ đến rất lớn vì độ phức tạp khi chế tạo van kích thước lớn ít hơn so với các dòng van khác. Cấu tạo của van cổng Van có cấu tạo gồm những phần chính như sau Thân và nắp van Thân và nắp van là bộ phận kết nối tay quay, trục và đĩa với nhau, chịu trách nhiệm cho việc định vị đúng của đĩa. Thân van được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như gang, thép hoặc inox. Tùy vào yêu cầu của môi trường làm việc mà ta lựa chọn loại vật liệu cho phù hợp Thân và nắp…
        • Van xả khíVan xả khí là gì? Van xả khí (tên tiếng anh là Air vent valve, automatic bleeding valve hay air release valve) là thiết bị được lắp đặt trên đường ống nhằm loại bỏ lượng khí có trong dòng lưu chất. Không khí hoặc các khí khác có thể xâm nhập vào trong hệ thống ống nước. Van xả khí được sử dụng trong các hệ thống có áp suất để thoát không khí không mong muốn bên trong lưu chất. Không khí bị mắc kẹt trong đường ống có thể gây ra các vấn đề về máy bơm, búa nước, gây tăng áp suất, v.v… Đặc biệt là lưu chất không thể chảy xuyên suốt và giảm công suất của hệ thống. Đoạn ống bị tích tụ không khí dễ bị oxi hóa và han rỉ. Việc loại bỏ không khí giúp hệ thống hoạt động với công suất tối đa, từ đó tiết kiệm nhiều chi phí. Ngoài ra nó còn giảm hư hao vật tư và chi phí sửa chữa Do tính chất của không khí là nhẹ hơn nước, nên van thường đặt ở các điểm cao nhất của hệ thống. Nhưng trong một hệ thống…
        • Van PCCC
      • Van điều khiển tự động
        • Van điện từ là gìVan điện từ là gì? Van điện từ (tên tiếng anh solenoid valve) là dòng van hoạt động bằng điện, sử dụng để tắt hoặc mở dòng chảy một cách tức thì. Van được sử dụng trong cả môi trường lỏng hoặc khí. Van hoạt động dựa theo nguyên lý từ trường nên gọi là van điện từ. Van có thiết kế hai cổng để điều chỉnh mở hoặc ngắt lưu lượng và thiết kế ba cổng để chuyển dòng giữa các cổng. [caption id="attachment_1209" align="aligncenter" width="600"]                                           Van điện từ TPC Hàn Quốc[/caption] Van được sử dụng phổ biến trong các hệ thống có lưu chất dạng lỏng. Nhiệm vụ của chúng là đóng, mở để phân phối lượng chất lỏng theo đúng định lượng. Van điện từ là dòng van an toàn, độ tin cậy cao, công suất điều khiển thấp và thiết kế nhỏ gọn. Van có thể sử dụng với dòng AC và DC nên rất linh hoạt với nhiều hệ thống. Áp suất chất lỏng và đường kính ống sẽ quyết định mức năng lượng…
        • Van điều khiển điệnVan điều khiển điện là gì? Được sử dụng để tự động hóa các dòng van công nghiệp, van điều khiển điện có thể được tìm thấy ở rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp. Chúng được sử dụng trong các nhà máy xử lý nước thải, nhà máy điện, nhà máy lọc dầu, khai thác và xử lý hạt nhân, nhà máy thực phẩm và dược phẩm. Van điều khiển đóng góp rất quan trọng trong việc tự động hóa, trong kiểm soát quá trình. Van rất đa dạng về mẫu mã cũng như chức năng, đường kính dao động từ vài mm đến vài mét. Van điện là dòng van cơ kết hợp với động cơ điện. Động cơ cung cấp momen xoắn giúp đóng và mở van hoăc mở góc bất kỳ. Đông cơ cho phép vận hành một cách nhanh chóng với các dòng van lớn. Ngoài ra nó có thể kết nối về trung tâm điều khiển giúp hiển thị trạng thái và điều khiển từ xa một cách dễ dàng. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, các thiết bị tự động được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh…
        • Van điều khiển khí nénVan điều khiển khí nén là gì? Van điều khiển khí nén là dòng van công nghiệp được tích hợp thiết bị truyền động bằng khí nén. Thiết bị này chuyển đổi áp suất khí nén thành cơ năng để đóng mở van. Nó có nguyên lý cấu tạo chính là piston kết hợp với phần tử di chuyển thân van hoặc xoay phần tử điều khiển van. Kích thước của piston càng lớn thì lực sinh ra bởi bộ điều khiển khí nén càng lớn. Do vậy chỉ cần áp lực khí vừa đủ cũng có thể sinh ra được lực rất lớn. Thông thường áp suất khí nén cung cấp cho van là từ 3-8 bar. Van khí nén cho tốc độ đóng mở nhanh, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí cho người sử dụng. Bộ điều khiển khí nén cũng rất bền bỉ, chống lại được nhiều yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Cấu tạo của van điều khiển khí nén Một bộ van khí nén hoàn chỉnh gồm có các thành phần sau: Bộ điều khiển khí nén Có cấu tạo gồm hai xy lanh đối xứng nhau, được khớp…
        • Bộ điều khiển van bằng điện
        • Pneumatic Actuator | Bộ điều khiển khí nén
      • Phụ kiện đường ống
        • Lọc YLọc y là gì? Lọc y là thiết bị để loại bỏ các chất rắn không mong muốn khỏi dòng chất lỏng, khí hoặc hơi bằng lưới lọc. Chúng được lắp đặt trước các thiết bị trên hệ thống như máy bơm, van điều khiển, bẫy hơi và các điều chỉnh và các thiết bị xử lý khác. Lọc y được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực dân dụng và công nghiệp, nhằm mục đích bảo vệ các thiết bị trên hệ thống. Chúng được sử dụng trong các ứng dụng hóa chất, dầu khí, xứ lý nước thải, hàng hải. Với các ứng dụng xử lý nước, van sử dụng để bảo vệ các thiết bị có thể hư hỏng hoặc bị tắc do cát, sỏi, các vật chất rắn không mong muốn. Lắp đặt lọc y là một khoản đầu tư vào việc bảo vệ các thiết bị trên đường ống như máy bơm, bình ngưng, van, bẫy hơi, v.v… Nếu các thiết bị trên bị hư hỏng do cát, sỏi hoặc các vật chắn rắn khác thì chi phí sửa chữa, bảo dưỡng sẽ trở nên vô cùng tốn kém. Cấu tạo của lọc y Lọc…
        • Khớp nối
        • Phụ kiện inoxGiới thiệu chung về phụ kiện inox Trong các hệ thống đường ống inox, phụ kiện inox, đường ống inox là các thành phần bắt buộc phải có mặt. Chúng là những sản phẩm nhằm mục đích kết nối, điều hướng, phân nhánh các đường ống và thiết bị van. Các chủng loại phụ kiện inox Có rất nhiều chủng loại phụ kiện inox với nhiều chức năng và đặc điểm, kích thước khác nhau. Với 2 dạng kết nối chính đó là dạng ren và hàn. Cút inox – Chếch inox Phụ kiện được dùng để chuyển hướng đường ống inox theo các góc khác nhau như 90º, 45º hay 22,5º. Với dạng chuyển hướng 90º ta gọi là cút inox, các dạng còn lại gọi là chếch inox. Cút inox, chếch inox có kết nối hàn cho tất cả các size và từ DN80 trở xuống đối với kết nối ren. Côn thu inox Được dùng để kêt nối giữa hai đường ống có kích thước lệch nhau trên một đường thẳng. Có hai dạng thiết kế côn thu đó là côn đồng tâm và côn lệch tâm. Cũng như cút inox, côn thu có kết nối hàn…
      • Thiết bị đo
        • Đồng hồ đo áp suấtĐồng hồ đo áp suất là gì? Đồng hồ đo áp suất là thiết bị sử dụng để đo áp suất lưu chất trong hệ thống đường ống. Đồng hồ có tên tiếng anh là Pressure Gauge. Chúng được lắp đặt trên đường ống để theo dõi áp lực của lưu chất. Từ đó giúp kiểm soát được hệ thống có đang làm việc ổn định hay không, phát hiện kịp thời các sự cố gây tăng áp. Thiết bị giúp như một chuông cảnh báo giúp bảo đảm an toàn cho toàn bộ hệ thống. Đồng hồ đo áp là thiết bị được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp. Hầu hết tất cả các hệ thống máy móc công nghiệp đều phải có đồng hồ đo áp suất. Các lĩnh vực đặc biệt sử dụng nhiều như lò hơi, bồn gas, xăng dầu, các hệ thống có áp lực lưu chất lớn. Phân loại và nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo áp suất Đồng hồ đo áp có cấu tạo rất đa dạng, tùy thuộc vào ứng dụng mà ta lựa chọn đồng hồ cho phù hợp. Sau đây là các dạng đồng hồ…
        • Đồng hồ đo lưu lượngĐồng hồ đo lưu lượng là gì? Đồng hồ đo lưu lượng là thiết bị sử dụng để đo lưu lượng nước, khí. Nó sử dụng để đo lưu lượng tức thời đi qua hoặc tổng lưu lượng đã đi qua đồng hồ kể từ thời điểm lắp đặt. Thông số được đo đếm bằng nhiều cách và được hiển thị trên mặt đồng hồ. Tùy theo từng hãng và lưu chất cần đo mà đồng hồ sử dụng các nguyên lý đo khác nhau. Tùy theo yêu cầu sử dụng mà ta lưu chọn đồng hồ đo lưu lượng phù hợp và chính xác nhất. Cấu tạo của đồng hồ đo lưu lượng Đồng hồ có cấu tạo gồm hai thành phần chính như sau Phần thân đồng hồ Là phần được kết nối với hệ thống đường ống, tiếp xúc trực tiếp với lưu chất trong đường ống. Do tiếp xúc với lưu chất nên vật liệu của thân van phải phù hợp. Thường thân van sẽ làm từ gang, đồng hoặc inox tùy theo tính chất của lưu chất hệ thống. Thân van còn chưa các linh kiện để đo lưu lượng, như là cánh quạt với…
        • Đồng hồ đo nhiệt độĐồng hồ đo nhiệt độ là gì? Đồng hồ đo nhiệt độ là thiết bị sử dụng để đo nhiệt độ của lưu chất trong hệ thống đường ống công nghiệp. Chúng được sử dụng để hiển thị nhiệt độ của chất lỏng, khí trong đường ống. Từ đó giúp chúng ta quan sát, nắm bắt được nhiệt độ hiện tại của hệ thống. Giúp kiểm soát nhiệt độ, từ đó phòng tránh các sự cố không mong muốn, gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống và chất lượng của sản phẩm. Đồng hồ đo nhiệt sử dụng nhiều trong các lĩnh vực như lò hơi, nồi hơi, các ứng dụng liên quan đến sấy khô. Các ứng dụng sử dụng nhiệt độ để tác động đến thành phẩm cuối cùng. Phân loại và nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo nhiệt độ Đồng hồ đo nhiệt độ dạng cơ Đồng hồ đo nhiệt độ lưỡng kim Còn có tên khác là đồng hồ đo nhiệt độ chân sau. Dạng đồng hồ này sử dụng nguyên lý giãn nở vì nhiệt của kim loại. Đồng hồ gồm có hai thành phần chính đó là phần mặt đồng…
      • Van hơi
        • Bẫy hơiBẫy hơi là gì? Bẫy hơi (tên tiếng anh là Steam trap) là thiết bị sử dụng để loại bỏ hơi nước ra khỏi đường hơi. Thiết bị được sử dụng trong các ứng dụng sưởi ấm, sấy khô nơi nhiệt độ của luồng hơi, khí được truyền đến một sản phẩm cụ thể. Khi nhiệt trong các luồng hơi, khí truyền đến sản phẩm, nó truyền nhiệt và giảm nhiệt độ. Nhiệt độ giảm xuống làm nước trong luồng hơi, khí bị ngưng tụ lại. Nếu lượng nước này không được loại bỏ, nó sẽ làm ảnh hưởng đến các sản phẩm cần sấy và hệ thống đường ống. Nguyên lý hoạt động của bẫy hơi Nguyên lý chính của bẫy là dựa vào sự khác biệt giữa trọng lượng riêng của nước và khí. Hơi nước sẽ nặng hơn sẽ chìm xuống, khí nhẹ hơn sẽ nổi lên trên. Tùy theo điều kiện nhiệt độ và cấu tạo, mà lượng nước ngưng tụ được nhiều hay ít. Nước có thể được ngưng ở nhiệt độ hơi hoặc ở nhiệt độ bình thường tùy theo cấu tạo của thiết bị. Ngoài ra bẫy còn hoạt động dựa trên sự…
        • Van cầuVan cầu là gì? Van cầu có tên khác là globe valve, đúng như tên gọi của nó. Van có hình dạng cơ thể là hình cầu với hai nửa được ngăn cách bởi một vách ngăn bên trong. Van sử dụng để điều chỉnh dòng chảy của một đường ống, bao gồm một nút chặn hoặc đĩa di chuyển lên xuống trên một cửa (seat). Van cầu là một dòng van chuyển động tuyến tính và được thiết kế để đóng, mở và điều chỉnh lưu lượng. Van thường sử dụng cho các ứng dụng cách ly và tiết lưu. Mặc dù lưu lượng đi qua van bị giảm áp suất nhiều hơn so với van bi, van cổng và van bướm nhưng chúng vẫn được sử dụng nhiều trong các ứng dụng điều chỉnh lưu lượng. Do toàn bộ áp suất hệ thống tác động lên đĩa van, nên giới hạn kích thước thực tế cho các van này là DN300. Các van lớn hơn sẽ yêu cầu lực rất lớn để đóng mở van dưới tác động của áp suất trong hệ thống. Van cầu có kích thước lớn DN1200 đã được sản xuất và sử dụng.…
    • Dự án tiêu biểu
    • Tài liệu
    • Tin tức
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Tài liệu
    • Áp suất và công thức tính áp suất

    Áp suất và công thức tính áp suất

    19 Tháng Mười Hai, 2023
    Bấm để đánh giá bài viết này!
    [Tổng: 0 Phản hồi: 0]

    Nhắc đến áp suất chắc hẳn ai cũng đều cảm thấy quen thuộc, được xem là một đại lượng đo lường vật lý rất quan trọng, được học và sử dụng phổ biến ngay từ khi chúng ta đang còn ngồi trên ghế nhà trường.

    Có thể nói rằng tất cả các lĩnh vực trong đời sống đều cần tới và áp dụng áp suất. Vậy để có thể hiểu kĩ hơn nữa về áp suất là gì? Công thức tính áp suất là gì?  Cách tính áp suất đơn giản? Đơn vị đo của áp suất? Làm sao để kiểm soát, điều chỉnh áp suất nhanh chóng, dễ dàng? Thì bài viết dưới đây các chuyên viên của XNK HT sẽ giúp các bạn giải quyết được các thắc mắc đó. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé.

    Mục lục giúp trải nghiệm tốt
    1. Định nghĩa áp suất
      1. Áp suất với áp lực khác nhau ở đâu
      2. Ứng dụng của áp suất
      3. Nguyên tắc điều chỉnh áp suất
    2. Vì sao cần điều chỉnh áp suất
    3. Đơn vị đo áp suất và bảng quy đổi đơn vị đo
      1. Đơn vị đo áp suất
    4. Công thức tính áp suất của từng loại
      1. Công thức tính áp suất chất rắn
      2. Công thức tính áp suất chất lỏng và khí
      3. Công thức tính áp suất tuyệt đối với vật thể
      4. Công thức tính áp suất thẩm thấu
      5. Công thức tính áp suất hơi bão hòa
      6. Công thức tính áp suất lưu lượng nước
      7. Công thức tính áp suất riêng phần
      8. Công thức tính áp suất dư
    5. Một số sản phẩm sử dụng để đo đạc, kiểm soát
      1. Một số loại thiết bị, sản phẩm đo đạc, kiểm soát áp suất
      2. Vai trò của thiết bị, sản phẩm

    Định nghĩa áp suất

    ap-suat-la-gi

    Theo Wikipedia thì áp suất là 1 đại lượng vật lý, có tên tiếng anh là Pressure, viết tắt là P được định nghĩa là lực tác động trên một đơn vị diện tích theo phương vuông góc với bề mặt của vật thể nhất định hoặc có thể hiểu đơn giản áp suất được sinh ra khi có 1 lực tác động có phương vuông góc với bề mặt diện tích.

    Qua định nghĩa trên ta có thể thấy áp suất được sinh ra nhiều vô kể trong đời sống và chúng tác động lẫn nhau. Vận dụng nguyên lý của áp suất người ta đã chế tạo ra nhiều thiết bị, sản phẩm ứng dụng chúng cho ngành công nghiệp, cơ điện, sinh hoạt, y tế, quốc phòng, chế tạo máy móc,..

    Áp suất với áp lực khác nhau ở đâu

    Chắc hẳn có rất nhiều các bạn chưa hiểu rõ về 2 khái niệm của 2 đại lượng vật lý là áp suất và áp lực. Chính vì thế mà chúng tôi sẽ giúp các bạn có cái nhìn chính xác và khách quan nhất để hiểu được đơn giản và nhanh chóng nhé.

    Áp suất và áp lực đều được hiểu là lực tác động lên bề mặt vật cụ thể với phương vuông góc. Tuy nhiên chúng khác nhau ở chỗ đó là áp suất là lực tác động lên 1 đơn vị diện tích còn áp lực là lực tác động lên 1 diện tích.

    Ứng dụng của áp suất

    Với sự thông minh và áp dụng sự phát triển vượt bậc của nên khoa học và kỹ thuật hiện nay thì chúng ta đã ứng dụng triệt để áp suất vào các ứng dụng cụ thể đem lại nhiều hiệu quả bất ngờ. Cụ thể như sau:

    • Trong lĩnh vực nông nghiệp: áp suất ứng dụng trong các máy bơm cấp, xả nước, phun tưới tiêu,..cho cây trồng nông nghiệp, thủy canh,..
    • Trong ngành  tế: có thể thấy trong các máy đo huyết áp, bình oxi, các dịch vụ hỗ trợ khám chữa bệnh, phẫu thuật,..
    • Trong ngành công nghiệp xây dựng, khai thác, khai khoáng: đo đạc, tính toán áp suất để đảm bảo công trình được chắc chắn và an toàn nhất.
    • Trong ngành sữa chữa, bảo dưỡng xe: bơm vá xe, hệ thống phanh của ô tô, rửa xe,..
    • Trong lĩnh vực thời tiết: để có thể dự báo thời tiết được chính xác hơn.
    • Trong sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm: sản xuất nước giải khát, đồ uống có ga, bánh kẹo,..

    Nguyên tắc điều chỉnh áp suất

    Cách làm tăng áp suất: Để có thể tăng áp suất lên ta có thể làm theo 3 cách như sau:

    Cách 1: Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.

    Cách 2: Tăng áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.

    Cách 3: Giữ nguyên áp lực, giảm diện tích bị ép.

    Cách làm giảm áp suất: Tăng áp lực theo 3 cách làm đơn giản thì giảm áp lực cũng có 3 cách làm như sau:

    Cách 1: Tăng diện tích bị ép, giảm áp lực.

    Cách 2: Tăng diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực.

    Cách 3: Giữ nguyên diện tích bị ép, giảm áp lực.

    Vì sao cần điều chỉnh áp suất

    Trong cuộc sống, chúng ta cũng đã biết về những tác hại của việc áp suất khi được tăng cao quá mức độ cho phép (quá áp) sẽ gây ra các vụ cháy, nổ lớn với áp lực cực cao tác động, tàn phá tất cả những gì xung quanh nó như: con người, môi trường, hệ sinh thái, công trình xây dựng,..

    Chính vì thế chúng không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn tác động, gây thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên nếu chúng ta hiểu được nguyên lý qua lại của áp suất và ứng dụng triệt để chúng thành các sản phẩm có lợi cho quá trình hoạt động thì sẽ mang lại những khả năng làm việc cực kì hiệu quả.

    Đơn vị đo áp suất và bảng quy đổi đơn vị đo

    Đơn vị đo áp suất

    Theo hệ SI thì áp suất có đơn vị chuẩn quốc tế được tính bằng Newton/mét vuông (N/M²) hay còn gọi là Pascal, kí hiệu là Pa. Tuy nhiên, áp suất được sinh ra và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, môi trường và hệ thống khác nhau của cuộc sống. Chính vì thế ở mỗi khu vực, khía cạnh ứng dụng, thì áp suất sẽ sử dụng 1 đơn vị áp suất riêng cho phù hợp nhất.

    Có thể kể ra một vài đơn vị đo áp suất tiêu biểu như:

    • Kpa: là tên viết tắt của kilopascal, 1kpa = 1000Pa, sử dụng đơn vị đo áp suất này chúng ta sẽ giảm bớt sự phức tạp do không phải sử dụng quá nhiều con số 0.
    • Mpa: là đơn vị cao hơn Kpa, 1Mpa = 1000Kpa, thường được sử dụng trong các đồng hồ đo áp suất máy nén khí, áp suất thủy lực, áp suất lò hơi,..
    • Bar: là đơn vị đo được sử dụng khá rộng rãi, ứng dụng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp dùng để đo áp suất của các lưu chất trong đường ống. 1bar = 100.000Pa.
    • Psi: thường được sử dụng ở Mỹ và một số quốc gia, là đơn vị dùng để đo áp suất trong các hệ thống nước, khí, hơi trong các thiết bị máy móc, điện tử,..
    • mmHg: 1mmHg = 133,322Pa, là đơn vị thường được sử dụng trong y học để đo áp suất trong các thiết bị y học, y tế, huyết áp,..dựa trên cách đo chiều cao của cột thủy ngân trong ống nghiệm kín.
    • Atm: đây là đơn vị thường được sử dụng trong các ngành khoa học khí quyển, các chuyên ngành vật lý, hóa học để đo áp suất của môi trường sống.
    • Kg/cm2: đơn vị đo áp suất này không thuộc tiêu chuẩn quốc tế nhưng nó vẫn được sử dụng ở một số khu vực tại châu Á và Việt Nam, có thể chuyển đổi sang đơn vị Pa như sau: 1kg/cm2 = 98066.5 pascal (Pa).

    don-vi-do-ap-suat

    Tuy nhiên thì để thuận tiện cho việc tính toán và so sánh được dễ dàng hơn thì các đơn vị đo áp suất này được chuyển đổi qua lại, đối với các dòng sản phẩm, thiết bị đo lường như đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo lưu lượng nước thì có thể được hiển thị cả 2 đơn vị cùng lúc. Dưới đây chúng ta cùng theo dõi bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất để xem được chuyển đổi như nào nhé.

    Bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất

    bang-quy-doi-don-vi-do-ap-suat

    Công thức tính áp suất của từng loại

    Như ở trên đã tìm hiểu thì áp suất được áp dụng vào nhiều môi trường khác nhau từ rắn, lỏng tới khí. Chính vì thế mà tại mỗi môi trường ứng dụng thì áp suất sẽ có những công thức tính áp suất khác nhau. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tham khảo chi tiết về các công thức tính áp suất của từng chất đó nhé.

    Công thức tính áp suất chất rắn

    Áp suất chất rắn được định nghĩa đơn giản là 1 lực tác động lên 1 đơn vị diện tích nhất định. Áp suất chất rắn có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt độ, độ ẩm, áp lực khí quyển,.. Chính vì thế khi đo áp suất chất rắn chúng ta cần lựa chọn kĩ càng các phương pháp đo cho phù hợp và  cho ra được kết quả chính xác nhất.

    Công thức tính áp suất chất rắn được viết như sau:

    cong-thuc-tinh-chat-ran

    Trong đó:

    • P: là áp suất của chất rắn, được tính theo Pascal (Pa).
    • F: là lực tác động lên bề mặt của chất rắn, được tính bằng Newton(N).
    • S: là diện tích mặt phẳng vuông góc của chất rắn, được tính bằng đơn vị mét vuông( m2).

    Công thức tính áp suất chất lỏng và khí

    ap-suat-chat-long

    Áp suất chất lỏng được định nghĩa là áp suất của chất lỏng tác dụng lên 1 điểm bất kỳ nào đó trong lòng chất lỏng, chính là giá trị áp lực được tính trên 1 đơn vị diện tích được đặt tại điểm đó. Có 3 yếu tố tác động đến áp suất của chất lỏng đó là chiều cao của cột chất lỏng trong đồ vật chứa đựng, trọng lượng riêng của chính nó và cuối cùng là nhiệt độ của chất lỏng.

    Ở lớp 8 chúng ta đã được học công thức tính áp suất chất lỏng và khí như sau:

    cong-thuc-tinh-ap-suat-chat-long-va-chat-khi

    Cụ thể:

    • P: là áp suất chất lỏng có đơn vị là Pa hoặc N/m2.
    • D: là trọng lượng riêng của chất lỏng có đơn vị là N/m3.
    • H: là chiều cao của cột chất lỏng, chiều sâu chất lỏng được tính từ mặt thoáng có đơn vị là m.

    Khi 1 chất lỏng đứng yên thì áp suất tại những điểm trên cùng 1 mặt phẳng nằm ngang có độ cao như nhau thì sẽ có độ lớn như nhau. Công thức này còn có thể gọi là áp suất thủy tĩnh và áp suất của chất khí cũng áp dụng công thức này để đo lường.

    Tìm hiểu kỹ hơn tại: Công thức tính áp suất chất lỏng.

    Công thức tính áp suất tuyệt đối với vật thể

    Áp suất tuyệt đối với vật thể là gì? Được hiểu đơn giản là tổng áp suất được sinh ra bởi khí quyển (bao gồm áp suất trung bình, áp suất của không khí) và cột chất lỏng tác động vào điểm trong lòng của chất lỏng. Áp suất tuyệt đối của áp suất khí quyển ở trạng thái thông thường được hiểu như sau: 1.01 bar = 1 atm.

    Đối với áp suất này thì thường chỉ được ứng dụng vào các công trình nghiên cứu khoa học hoặc các lĩnh vực công nghiệp yêu cầu độ chính xác cao về các dữ liệu thu thập. Công thức tính áp suất tuyệt đối với vật thể được thể hiện qua công thức sau:

    cong-thuc-tinh-ap-suat-tuyet-doi

     

    Trong đó:

    • P: là kí hiệu của áp suất tuyệt đối.
    • Pa: là kí hiệu của áp suất trung bình.
    • Pd: là kí hiệu của áp suất không khí của khí quyển.

    Công thức tính áp suất thẩm thấu

    Khái niệm của áp suất thẩm thấu là áp suất tối thiểu cần được sử dụng cho dung dịch để ngăn ngừa dòng chảy vào các dung môi nguyên chất qua màng bán kết. Áp suất thẩm thấu được tăng lên dễ dàng bằng cách tăng nồng độ và nhiệt độ của dung dịch lên. Với công thức này thường được ứng dụng vào các lĩnh vực hóa sinh, y tế, địa chất môi trường,..

    Công thức tính áp suất thẩm thấu được trình bày như sau:

    cong-thuc-tịnh-ap-suat-tham-thau

    Trong đó:

    • P: là áp suất thẩm thấu, sử dụng đơn vị đo áp suất là Atm.
    • R: là hằng số, 1 đại lượng không đổi 0,082.
    • T: được hiểu là nhiệt độ, T= 273+ t oC.
    • C:là kí hiệu biểu thị cho nồng độ của dung dịch, có đơn vị là gam/lít.

    Khi áp dụng công thức tính áp suất thẩm thấu này thì chúng ta sẽ có thể biết được sự chênh lệch của áp suất thẩm thấu, tuy nhiên công thức này chỉ được áp dụng cho những trường hợp thẩm thấu theo phương thẳng đứng để đảm bảo lực hấp thụ không ảnh hưởng tới đáp án được tính toán.

    Có thể bạn chưa biết: Áp suất thẩm thấu của máu được hiểu là nồng độ của các phân tử được hòa tan trong 1000ml máu và được đo bằng đơn vị đo lường mOsm/L. Chúng ta có thể đo lường được các chất có tính thẩm thấu hòa tan trong máu như natri, ure, glucose,.. thông qua việc tính áp lực thẩm thấu của máu.

    Công thức tính áp suất hơi bão hòa

    Áp suất hơi bão hòa là áp suất được sinh ra bởi hơi nước ở một nhiệt độ nhất định trong 1 không gian kín, khi đó áp suất hơi sẽ được cân bằng với thể lỏng. Hơi bão hòa này có tỷ lệ thuận với nhiệt độ và áp suất, khi áp suất càng lớn thì khả năng bay hơi càng cao. Vậy công thức tính áp suất hơi bão hòa được ghi nhận là:

    cong-thuc-tinh-ap-suat-hoi-bao-hoa

    Các kí hiệu trong công thức tính áp suất trên biểu thị cho:

    • ΔHvap: Entanpy bay hơi của chất lỏng.
    • R: Hằng số khí lý tưởng = 8,314 J/(K × Mol).
    • P1 và P2: Áp suất hơi tại nhiệt độ T1 và T2.
    • T1: Nhiệt độ tại đó áp suất hơi đã cho biết, hiểu đơn giản là nhiệt độ ban đầu.
    • T2: Nhiệt độ mà tại đó áp suất hơi cần phải tính, có thể hiểu đây là nhiệt độ cuối cùng.

    Công thức tính áp suất lưu lượng nước

    Trước tiên các bạn cần hiểu lưu lượng nước là gì. Thì lưu lượng nước chính là mật độ chất lỏng được lưu thông qua một bề mặt trong 1 đơn vị thời gian nhất định. Việc tính toán lưu lượng nước sẽ giúp cho chúng ta biết được tốc độ di chuyển của lưu chất từ đó thiết lập các thông số phù hợp để đảm bảo sự an toàn và ổn định cho thiết bị và hệ thống.

    Vậy công thức tính áp suất lưu lượng nước được tính theo công thức như sau:

    cong-thuc-tinh-luu-luong-nuoc-theo-ap-suat

    Trong đó:

    • Q: được hiểu là lưu lượng nước (m³/s).
    • A: là diện tích bề mặt cắt ngang của ống dẫn nước (m²).
    • P: là áp suất nước trong hệ thống (Pa).
    • P0: là áp suất quy định (Pa).
    • ρ: là khối lượng riêng của nước (kg/m³).

    Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và kĩ thuật cùng với đó là sự vận dụng sáng tạo thì hiện nay con người đã chế tạo và sản xuất ra các sản phẩm giúp đo lưu lượng nước cực kì chính xác đó chính là đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ, đồng hồ đo lưu lượng nước chênh áp, đồng hồ đo lưu lượng nước dạng cơ,..

    Công thức tính áp suất riêng phần

    Áp suất riêng phần được hiểu đơn giản là áp suất sử dụng trong môi trường khí, lưu lượng không khí cần phải chiếm toàn bộ thể tích trong hộp chứa. Áp suất riêng phần phụ thuộc vào yếu tố nồng độ riêng phần của chất và áp suất của hỗn hợp khí. Vì thế công thức tính áp suất riêng phần được biểu thị như sau:

    cong-thuc-tinh-ap-suat-rieng-phan

     

    Trong đó:

    • Pi: là áp suất riêng phần của từng loại chất.
    • Xi: là nồng độ riêng phần của chất
    • P: là áp suất toàn phần của hỗn hợp khí sử dụng đơn vị là Pa.

    Công thức tính áp suất dư

    Công thức tính áp suất dư hay còn được gọi là công thức tính áp suất tương đối, đây là công thức tính áp suất tại 1 thời điểm mà chất khí và chất lỏng được chọn làm mốc là áp suất khí quyển xung quanh. Công thức tính áp suất dư được biểu đạt dưới dạng sau:

    cong-thuc-tinh-ap-suat-du

     

    Trong đó:

    • P: là kí hiệu của áp suất tuyệt đối.
    • Pa: là kí hiệu của áp suất khí quyển.
    • Pd: là kí hiệu của áp suất tương đối.

    Tuy nhiên, trong trường hợp chất lỏng đứng yên thì công thức tính áp suất tương đối được diễn đạt lại như sau:

    cong-thuc-tinh-ap-suat-tuong-doi

    Trong đó:

    • y: là kí hiệu biểu đạt của trọng lượng riêng chất lỏng.
    • h: là kí hiệu biểu đạt chiều sâu của điểm đang xét từ mặt thoáng của chất lỏng.

    Một số sản phẩm sử dụng để đo đạc, kiểm soát

    Một số loại thiết bị, sản phẩm đo đạc, kiểm soát áp suất

    Trên thị trường có rất nhiều nhiều dòng sản phẩm và thiết bị được sử dụng để đo lường áp suất, áp dụng các công thức tính áp suất để có thể giúp người sử dụng tính toán nhanh chóng

    Đồng hồ đo áp suất

    Đồng hồ đo áp suất được xem là dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay, dùng để đo áp suất trực tiếp của các lưu chất khí, hơi, nước trong hệ thống tại vị trí mà người sử dụng có nhu cầu. Đối với dòng sản phẩm này chúng có kiểu loại, có thể là dạng cơ, điện tử với nhiều mức đo và có độ chính xác khác nhau.

    Với các chỉ số được in trên mặt đồng hồ cho phép người sử dụng khả năng nhận biết và đánh giá dễ dàng, dễ sử dụng đối với cả những người không có kinh nghiệm hoặc rành về công nghệ. Tuy nhiên chúng cũng có những hạn chế nhất định đó là dễ vỡ nếu như bị va đập mạnh, dễ hư hỏng do tác nghẽn nếu như không được vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên.

    Cảm biến đo áp suất điện tử

    Được xem là một sản phẩm, thiết bị có khả năng ưu việt, có thể tính toán được chính xác áp suất. Chính vì thế nên chúng thường được sử dụng trong các ứng dụng của y tế, và công nghiệp có yêu cầu độ chính xác cao.

    Máy đo áp suất

    Máy đo áp suất cho phép người sử dụng có thể tính toán được nhanh chóng các áp suất của các lưu chất khí và chất lỏng. Được ứng dụng rộng rãi và sử dụng nhiều đơn vị đo áp suất khác nhau như: bar, Kpa, mmHg, mbar, pis,.. cho phép chuyển đổi dễ dàng với từng mục đích, nhu cầu đo lường khác nhau.

    Vai trò của thiết bị, sản phẩm

    Để kiểm soát tốt hơn áp suất ở các lĩnh vực khác nhau, ngay tại hệ thống đường ống là nơi mà áp suất được hình thành nhiều và chúng ta có thể quan sát, nhận biết được chúng. Chính vì thế có rất nhiều các thiết bị, sản phẩm được chế tạo và sản xuất ra nhằm mục đích là đo đạc, kiểm soát áp suất. Các thiết bị này đóng vai trò cực kì quan trọng, có thể kể đến như:

    • Giúp người sử dụng có thể kiểm soát được nhanh chóng, dễ dàng hơn áp suất của các lưu chất bên trong hệ thống đường ống.
    • Đo đạc, và thông báo nhanh chóng khi có các thiết bị gặp vấn đề liên quan đến việc quá áp xảy ra, giúp tiết kiệm được chi phí sửa chữa và thời gian vận hành.
    • Giúp người sử dụng có thể thu thập được số liệu chính xác mà không cần tốn thời gian và công sức.
    • Có giá thành phù hợp, có thể dễ dàng tiếp cận và phù hợp với nhiều hệ thống đường ống.

    Như vậy với bài viết ”áp suất và công thức tính áp suất” thì XNK HT đã cung cấp các thông tin cơ bản và cực kì hữu ích tới các bạn. Hi vọng rằng điều này sẽ hỗ trợ độc giả trong việc tính toán, đo lường hoặc lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ đo áp suất được nhanh chóng và chính xác hơn.

    Nếu như các bạn có thắc mắc hoặc đang có nhu cầu tìm kiếm và sử dụng các thiết bị, sản phẩm đo lường áp suất thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại hotline để được các nhân viên tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ tận tình. Xin trân trọng cảm ơn.

    ĐĂNG KÝ MUA HÀNG

      Tin tức về sản phẩm

      30 Tháng Mười Hai, 2023
      cong-tac-ap-suat
      30 Tháng Mười Hai, 2023

      Công tắc áp suất

      Bấm để đánh giá bài viết này! [Tổng: 0 Phản hồi: 0]Công tắc áp suất là một thuật […]
      29 Tháng Mười Hai, 2023
      cac-loai-ong-siphon
      29 Tháng Mười Hai, 2023

      Ống siphon là gì

      Bấm để đánh giá bài viết này! [Tổng: 0 Phản hồi: 0]Nhắc đến ống siphon chắc hẳn nhiều […]
      29 Tháng Mười Hai, 2023
      ACTUATOR
      29 Tháng Mười Hai, 2023

      Actuator là gì

      Bấm để đánh giá bài viết này! [Tổng: 0 Phản hồi: 0]Chắc hẳn có rất nhiều bạn đọc […]
      28 Tháng Mười Hai, 2023
      khop-noi-mem
      28 Tháng Mười Hai, 2023

      Khớp nối mềm là gì

      Bấm để đánh giá bài viết này! [Tổng: 0 Phản hồi: 0]Tại các vị trí kết nối đường […]
      28 Tháng Mười Hai, 2023
      nhua-teflon-ptfe-la-gi
      28 Tháng Mười Hai, 2023

      Teflon là gì

      Bấm để đánh giá bài viết này! [Tổng: 0 Phản hồi: 0]Teflon là gì? Chúng có cấu tạo […]
      27 Tháng Mười Hai, 2023
      cong thuc tinh ap suat chat long
      27 Tháng Mười Hai, 2023

      Công thức tính áp suất chất lỏng

      Bấm để đánh giá bài viết này! [Tổng: 0 Phản hồi: 0]Khi nhắc đến áp suất chất lỏng […]
      27 Tháng Mười Hai, 2023
      cong tac dong chay xnk ht 1
      27 Tháng Mười Hai, 2023

      Công tắc dòng chảy là gì

      Bấm để đánh giá bài viết này! [Tổng: 0 Phản hồi: 0]Công tắc dòng chảy? Nó có chức […]

      Liên hệ Van bi điện HT

      • Mã số thuế: 0108628671
      • Địa chỉ: Số 1A38 Đường Tây Mỗ - Phường Tây Mỗ - Quận Nam Từ Liêm, T.P Hà Nội, Việt Nam
      • Văn phòng giao dịch: ô dịch vụ 10, P. Linh Đàm, Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội 100000
      • Địa chỉ Kho hàng: Lô 2 Ô DV 9 Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
      • Website: https://htvietnamvalve.com

      Tổng đài CS khách hàng

      • Hotline: 0981.625.647
      • Tư vấn mua hàng: (08h30 - 18h00)
      • Gọi khiếu nại:  (8h30 - 21h30)
      • Gọi bảo hành:  (8h30 - 21h30)
      • STK: 19133913119011 tại Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
      • STK: 829244888 tại ngân hàng Vp bank - Chi nhánh Thăng Long - PGD Tây Hà Nội

      Sản phẩm tiêu biểu

      • Van bướm điện
      • Van bướm khí nén
      • Van bi điện
      • Van bi khí nén
      • Van bướm
      • Van bi

      Tham gia Cộng động MXH (Group)

      Giới thiệu Van bi điện HT

      • Quy chế hoạt động
      • Liên hệ hợp tác kinh doanh
      • Đơn Doanh nghiệp
      • Lịch sử hoạt động
      • Chi nhánh khác
      Copyright 2022 © vanbidien.com
      简体中文 简体中文 English English 한국어 한국어 Tiếng Việt Tiếng Việt
        0

        0 ₫

        简体中文 简体中文 English English 한국어 한국어 Tiếng Việt Tiếng Việt
          ✕

          Giỏ hàng

          Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

          Tạm tính: 0 ₫
          Tổng: 0 ₫
          Tiến hành thanh toán Xem giỏ hàng
          x
          x
          x

          NHẬP THÔNG TIN

          Để nhận tư vấn và báo giá tốt nhất