Trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và dân dụng hiện nay, chúng ta thường được nghe nói đến van bướm. Vậy van bướm là gì? Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn về van bướm và lich sử hình thành của nó Van bướm (tên tiếng anh là butterfly valve) là một thiết bị sử dụng để đóng, mở hoặc điều tiết lưu chất trong đường ống.
Van có cách hoạt động giống như van bi, đều thuộc họ quarter – turn valves. Phần chặn dòng lưu chất trong đường ống có dạng đĩa hình con bướm nên được gọi là van bướm.
Nó đóng khi đĩa van quay một góc một phần tư đến vị trí vuông góc với hướng dòng chảy. Khi mở, đĩa van quay góc một phần tư sao cho nằm song song với đường ống và cho phép lưu chất chảy qua.
Van sử dụng các bộ điều khiển cơ bản hiện nay nhưa tay gạt, tay quay hay các bộ điều khiển tự động như bộ điều khiển khí nén hay điều khiển điện để có thể tự động hóa quá trình làm việc của van trong hệ thống.
Van bướm được sử dụng cho các ứng dụng nhiều nhờ trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ gọn, lắp đặt dễ dàng, chi phí thấp và hoạt động nhanh chóng. Van có sẵn nhiều kích thước từ nhỏ đến rất lớn, đáp ứng nhiều nhu cầu của các khách hàng.
Ngày này trong các hệ thống công nghiệp tự động hóa, van bướm còn được điều khiển tự động. Bộ phận điều khiển van bướm có thể là bộ điều khiển điện hoặc khí nén.
Điều này giúp giảm chi phí nhân công, tiết kiệm thời gian, từ đó mang lại rất nhiều lợi ích cho đơn vị sử dụng.
Hoa Kỳ đã phát minh ra van bướm trong những năm 30, trong những năm 50 được giới thiệu đến Nhật Bản, cho đến những năm 60 thường được sử dụng ở Nhật Bản.
Sự phát triển của van bướm như chúng ta có thể thấy từ lịch sử van bướm giúp cải thiện khả năng kiểm soát tốc độ quay mỗi phút và giúp thay đổi tốc độ chạy của động cơ. Đây thực sự là một sự đổi mới tuyệt vời được thực hiện trong suốt Thế kỷ 20.
Van bướm với kích cỡ trên DN300 mm đã dần được thay thế van cổng. Van có thời gian đóng và mở ngắn so với van cổng, mô-men hoạt động nhỏ, không gian lắp đặt nhỏ và trọng lượng nhẹ.
Lấy DN1000 làm ví dụ, van bướm nặng khoảng 2T, trong khi đó van cổng nặng 3,5T. Van dễ kết hợp với nhiều thiết bị ổ đĩa, có độ bền và độ tin cậy tốt.
Nhược điểm của van cánh bướm gioăng cao su là khi sử dụng để cắt, do sử dụng không đúng cách sẽ tạo ra sự xâm thực, do đó, gioăng cao su bị bong ra đã xảy ra. Để gia tăng độ bền và sử dụng được trong các môi trường khắc nghiệt, cộng đồng quốc tế đã phát triển van bướm gioăng kim loại, diện tích xâm thực giảm.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc cũng đã phát triển van cánh bướm gioăng kim loại, gần đây Nhật Bản cũng đã phát triển khả năng chống xói mòn, rung động thấp, tiếng ồn thấp.
Van bướm đóng mở rất dễ dàng và nhanh chóng Van chỉ cần xoay một góc 90 độ để đóng hoặc mở hoàn toàn. Van cánh bướm với kích thước lớn được trang bị một hộp số gồm các bánh răng ăn khớp.
Điều này giúp đơn giản hóa hoạt động của van, giảm thiểu lực cần để hoạt động van nhưng tốc độ đóng mở giảm. Van cánh bướm là dòng van có chi phí thấp Do thiết kế nhỏ gọn nên van sử dụng ít vật liệu.
Kinh tế nhất là loại wafer phù hợp giữa hai mặt bích đường ống. Một loại khác, thiết kế wafer lug, được giữ ở vị trí giữa hai mặt bích ống bằng bu lông nối với hai mặt bích và đi qua các tai trên vỏ ngoài của van.
Van có trọng lượng nhẹ giúp lắp đặt dễ dàng, từ đó giảm đi chi phí lắp đặt rất nhiều. Van bướm chiếm ít không gian Thiết kế nhỏ gọn, bề dày van mỏng nên chúng đòi hỏi ít không gian hơn các dòng van khác.
Sau đây là các lợi thế của van cánh bướm so với van cổng
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho quý vị van bướm là gì. Ở phần tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của van cánh bướm >>Xem tiếp “phần 2: Cấu tạo của van bướm“
Để nhận tư vấn và báo giá tốt nhất