Van cổng là dòng van được sử dụng nhiều trong các công trình, nhà máy hiện nay. Cấu tạo van cổng luôn là điều mà khách hàng rất quan tâm.
Ở phần 1 chúng tôi đã giới thiệu sơ lược cho các ban về van cổng và lịch sử hình thành của chúng. Vậy bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về cấu tạo của van cổng. Vậy van cổng có cấu tạo như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Là bộ phận chính của van cổng. Các chi tiết cấu tạo van cổng được nằm bên trong thân van. Thân được kết nối với đường ống và các thiết bị khác bằng kết nối mặt bích, hàn hoặc ren.
Thân van được đúc nguyên khối, làm từ vật liệu gang, thép, inox. Tùy theo môi trường lưu chất và điều kiện làm việc mà ta lựa chọn chất liệu thân van cho phù hợp.
Ví dụ các dòng thân thép được sử dụng trong các môi trường có nhiệt độ mà áp lực cao như dầu nóng, hơi, khí. Dòng thân inox được sử dụng trong các môi trường có tính ăn mòn hóa học mạnh như axit, clorua, v.v…
Được làm cùng chất liệu với thân van, là phần giá đỡ của bọ phận chuyển động. Nắp van được gắn vào thân van thông qua kết nối bu lông đối với dòng van lớn hoặc nối ren với các dòng van nhỏ.
Phần nắp van phả dễ tháo lắp ra khỏi thân van để tiện cho việc bảo trì, bảo dưỡng.
Đĩa van có nhiều dạng cấu tạo khác nhau, có ba dạng phổ biến nhất đó là: Solid wedge là dạng đĩa được sử dụng phổ biến nhất bởi sự đơn giản.
Nó là một tấm rắn được đúc nguyên khối. Nó không bù trừ được biến dạng do áp lực lưu chất hoặc nhiệt độ. Đĩa dạng rắn không khuyến khích sử dụng trong các ứng dụng có nhiệt độ vượt quá 250 độ F.
Đĩa linh hoạt (Flexible Wedge) cũng như dạng nêm cứng nhưng có thêm các đường cắt xung quanh chu vi để cải thiện khả năng biến dạng của đĩa.
Đường cắt nông, hẹp cho ít sự linh hoạt nhưng độ cứng không bị thay đổi nhiều. Đường cắt sâu, rộng là tăng sự linh hoạt nhưng độ cứng của đĩa van bị giảm đi đáng kể.
Đĩa dạng đôi được ghép từ hai đĩa van riêng biệt lại với nhau. Loại đĩa này thích hợp sử dụng cho các môi trường có sự thay đổi nhiệt độ lớn.
Vì được lắp đặt tách biệt với nhau nên đĩa van này hạn chế được sự biến dạng về nhiệt cũng như áp suất.
Trục van hay ty van cũng là thành phần quan trọng trong cấu tạo van cổng. Trục van kết nối đĩa van và bộ phận điều khiển với nhau, chịu trách nhiệm cho việc định vị đúng vị trí của đĩa. Dựa vào kết cấu của thân van ta có hai dòng van cổng như sau:
Van cổng ty nổi là dòng van mà khi mở, trục van sẽ trồi lên khỏi thân van. Khi này trục van được gắn cố định với đĩa van và nắp van. Phần nắp van có phần cổ van để cố đinh trục van và dẫn hướng.
Van cổng ty chìm thì ngược lại so với ty nổi, trục van không trồi lên khi mở van. Khi này trục van được gắn cố đinh với vô lăng điều khiển.
Phần còn lại của vô lăng được bắt ren với cửa van phía dưới. Khi quay vô lăng thì trục van quay theo, từ đó giúp kéo theo đĩa van chạy theo ren của trục van. Đĩa van được nâng lên hoặc hạ xuống giúp van đóng hoặc mở.
Là phần cung cấp momen xoắn cho trục van, có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp, thủ công đến tự động hóa. Phần điều khiển có thể là một vô lăng gắn trục tiếp với trục van, hoặc vô lăng kết hợp với bộ hộp số đối với các dòng van lớn.
Trong trường hợp cần điều khiển tự động,phần điều khiển này là một động cơ chạy bằng điện hoặc khí nén. Trục quay của động cơ sẽ gắn với trục quay của van.
Động cơ sản sinh ra momen xoắn truyền đến trục van giúp van đóng hoặc mở hoàn toàn. Bài viết trên đã tóm tắt sơ lược về cấu tạo van cổng.
Nắm bắt rõ cấu tạo của van sẽ giúp bạn lựa chọn được dòng van phù hợp với hệ thống và tiết kiệm chi phí một cách tối đa. Về phần phương thức hoạt động của van cổng, mời các bạn theo dõi tiếp “Phần 3: Hoạt động của van cổng”
Để nhận tư vấn và báo giá tốt nhất