Vai trò của tầng Ozon được ví như là màng chắn bảo vệ Trái Đất của chúng ta để bảo vệ con người, thực vật, động vật và các loài sinh vật khác tránh khỏi các tia UV gây hại sinh ra từ ánh sáng mặt trời.
Đồng thời, khi con người sử dụng hóa chất độc hại và sản xuất công nghiệp thải ra môi trường, không khí cũng sẽ gây hại cho bản thân con người. Chính tầng Ozon đang bảo vệ chúng ta tránh các tác nhân gây hại đó.
Tuy nhiên, thực tế đáng báo động hiện nay là tầng Ozon đang bị thủng. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống và phát triển trên toàn thế giới. Vậy tầng Ozon quan trọng như thế nào, nó có vai trò gì, vì sao tầng Ozon lại bị thủng? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục của nó nhé!
Ozon là chất khí không màu, không mùi. Nó tạo thành một lớp cách bề mặt Trái Đất và chịu trách nhiệm chính trong việc hấp thụ bức xạ cực tím có hại từ mặt trời.
Phản ứng của oxy phân tử với một nguyên tử oxy phụ tạo ra một phân tử Ozon. Phân tử Ozon này sẽ hấp thụ năng lượng từ tia cực tím và bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
Tầng ozon là 1 khu vực trong tầng bình lưu của khí quyển Trái Đất, là khu vực hấp thụ 99% bức xạ tia cực tím của ánh sáng mặt trời đến Trái đất. Được phát hiện vào năm 1913 bởi các nhà khoa học vật lý người Pháp Charles Fabry và Henri Buisson.
Hiểu được tầm quan trọng của khu vực tầng ozon với hệ thống sinh thái cũng như môi trường sống của toàn bộ hệ động thực vật nói chúng và cong người nới riêng trên Trái Đất. Từ năm 1928 – 1958 Dobson đã thiết lập 1 hệ thống mạng lưới các trạm theo dõi tầng ozon trên toàn thế giới và vẫn tiếp tục hoạt động cho đến ngày này.
Năm 1976, các nhà khoa học đã nghiên cứu tầng khí quyển và cho thấy tầng ozon đã bị các chất hóa học được thải ra do các ngành công nghiệp, chủ yếu là CFC làm cho bị ăn mòn và dần bị thủng. Chính vì điểm này mà đã có nhiều chỉ định cũng như hiệp ước cấm các chất hóa học cũng như việc xử lý chất thải ra môi trường do sản xuất đã được thông qua. Và bằng chứng mới nhất cho sự suy giảm tầng ozon đã chậm lại.
Tuy nhiên những năm gần đây do sự phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như ngành công nghiệp nói riêng đã dần xuất hiện lại tình trạng này do khí thải trong sản xuất quá nhiều. Đặc biệt là các khí như CFC hay CO2 đã gây ra nhiều hiệu ứng xấu đến khí hậu.
Ozon là phân tử hóa học vô cơ hữu ích nhất thế giới. Nó có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự sống và môi trường, bao gồm cả con người.
Nhiệm vụ của tầng ozon là hấp thụ các tia cực tím có hại từ bức xạ mặt trời, ngăn không cho chúng chiếu xuống Trái Đất. Giúp bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh ngoài da và ung thư.
Nhờ có tầng Ozon che chắn mà chúng ta tránh được những tác nhân xấu đến đa dạng sinh học và cân bằng môi trường. Các hợp chất Ozon cũng có thể sử dụng làm chất khử trùng nhờ đặc tính sát khuẩn cao, chúng có thể thay thế clo.
Với việc hấp thụ các tia cực tím có trong ánh sáng trong trái đất, là một loại tia sáng rất có hại với hệ động thực vật có mặt trên Trái đất. Nếu như không có sự tồn tại của tầng ozon ánh sáng từ mặt trời sẽ chiếu thẳng xuống bề mặt Trái đất, thực vật cũng như các sự sồng tồn tại trên bề mặt sẽ bị cháy khô cũng như các động vật sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp da như ưng thư, cháy bỏng…
Bên cạnh đó thì môi trường sinh thái cũng như điều kiện thời tiết của Trái đất chúng ta không khác gì ở các hành tinh khác như sao hỏa… Đặc biệt là các khu vực ở xích đạo, khi ánh nắng mặt trời chiếu thẳng xuống vuông góc với bề mặt thì sẽ không thể tưởng tượng được nó sẽ như thế nào đúng không ạ.
Với những năm gần đây, với sự suy giảm của tầng ozon cũng như tâng ozon bị thủng đã có nhiều ảnh hưởng đến khí hậu, đặc biệt là sự biến đổi khí hậu như trái đất dần nóng lên cũng như mùa đông khí hậu dần trở nên lạnh hơn trước đây. Có thể nói ngày càng khí hậu khắc nghiệt hơn so với thời gian trước.
Tầng Ozon được ví như áo giáp bảo vệ chúng ta khỏi tia cực tím có hại của mặt trời. Nếu không có tầng Ozon nguyên vẹn, việc tiếp xúc lâu dài với bức xạ tia cực tím có thể dẫn đến ung thư da, đục thủy tinh thể và hệ thống miễn dịch bị ức chế.
Vào năm 1980, lỗ thủng đầu tiên được phát hiện ở khí quyển tại Nam Cực. Từ đó đến nay, lỗ thủng này không những vẫn còn tồn tại mà càng ngày càng rộng hơn.
Điều này rất đáng lo ngại và là mối đe dọa tiềm tàng đến Trái Đất nói chung và chính con người nói riêng.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng các hóa chất nhân tạo gọi là chlorofluorocarbons, hay CFC, gây ra lỗ thủng thông qua phản ứng hóa học tự nhiên với bầu khí quyển.
Nguyên nhân tiếp theo phá hủy tầng Ozon là do con người và các hoạt động sản xuất, sinh hoạt gây ra. Việc con người sử dụng nhiều hóa chất độc hại để diệt sâu bọ, sử dụng Freon trong hệ thống tủ lạnh kín, công nghệ cấp đông…làm cho các hóa chất này bay vào tầng khí quyển và phá vỡ cấu trúc của tầng Ozon.
Trong các hoạt động sản xuất công nghiệp khác, các khí thải công nghiệp như NO hay CO2 đều là những khí độc và tồn tại rất lâu trong khí quyển. Chúng gây ra sự suy giảm tầng Ozon.
Cuộc sống ngày càng phát triển cũng kéo theo nền công nghiệp phát triển với nhiều nhà máy được xây dựng. Điều này làm cho lượng khí độc thải ra môi trường bốc lên không khí ngày càng nhiều.
Thêm nữa, với hoạt động đi lại bằng các phương tiện giao thông do con người sử dụng. Đa phần các loại xe này đều sử dụng xăng dầu để vận hành và khi hoạt động sẽ thải ra môi trường lượng khí thải rất lớn.
Tất cả những yếu tố trên ghép lại khiến cho tầng Ozon của Trái Đất bị chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, lỗ thủng càng lớn hơn.
Căn cứ vào những nguyên nhân đã nêu ở trên. Bản thân mỗi người chúng ta cần chung tay để bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng Ozon:
-Hạn chế tối đa sử dụng năng lượng hạt nhân.
-Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết liệt hơn nữa trong việc xử phạt nghiêm các khu công nghiệp, nhà máy thải khí độc hại ra ngoài môi trường.
-Sớm dừng sản xuất và sử dụng các hóa chất gây hại, vì đây là nguyên nhân chính gây thủng tầng Ozon.
-Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch thay vì phun thuốc trừ sâu hay diệt sâu bọ bằng hóa chất độc hại.
-Nếu có thể, bạn hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên ở trong nhà hay tại nơi làm việc để giảm việc sử dụng điện và tiết kiệm năng lượng.
-Tận dụng các phương tiện công cộng thay vì sử dụng phương tiện riêng như ô tô, xe máy,…Việc sử dụng xe đạp hay đi bộ cũng là cách bảo vệ tốt môi trường và nâng cao sức khỏe cho chúng ta.
-Tiết kiệm năng lượng bao gồm tiết kiệm điện, tiết kiệm nước.
-Giáo dục tuyên truyền, nâng cao ý thức con người trong việc bảo vệ môi trường.
Nếu lỗ thủng tầng Ozon ngày một lớn, lượng tía tử ngoại chiếu thẳng xuống Trái Đất ngày càng tăng. Điều này không chỉ đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến sự sống các động thực vật khác.
Chính vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta hãy tự giác thực hiện và chấp hành theo các quy định bảo vệ môi trường. Cùng nhau chung sức bảo vệ tầng Ozon.
Khi đọc tiêu đề này chúng ta có thể đa phần sẽ nghĩ không hề có bất cứ mối lên hệ nào đối với 2 lĩnh vực này, cụ thể là gần như không có liên quan gì đến với nhau. Đó hoàn toàn là quan điểm sai bởi vì:
Khi nền công nghiệp dần phát triển nhanh hơn thì nhu cầu về sản xuất cũng như hiệu quả làm việc cũng dần được nâng cao. Điều này dẫn đến lượng khí thải được sản sinh ra sẽ dần được tăng lên. Để có thể đảm bảo được an toàn đối với các dòng khí thải này khi được xả ra môi trường thì việc xử lý khí thải hay chất thải là điều được quan tâm nhất hiện nay.
Ở bất kì nhà máy hay khi công nghiệp nào đều cũng có những khu xử lý chất thải, dạng khí hay nước trước khi được xả ra môi trường đều được thông qua các quy trình xử lý nghiêm ngặt thông qua các hệ thống xử lý. Đến đây có lẽ mội người vẫn cho rằng không có điểm liên hệ nào giữa van công nghiệp và tầng ozon đúng không ạ. Thì ngay sau đây sẽ là phần đó:
Tầng Ozon có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ Trái Đất khỏi các tác nhân tiêu cực từ bên ngoài. Nếu tầng này bị suy thoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con người và toàn bộ động thực vật đang hiện hữu trên Trái Đất.
Hy vọng rằng, mỗi chúng ta có thể vận động người thân, bạn bè cùng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối. Nếu cả thế giới chung tay thực hiện tích cực làm theo những ý kiến đề xuất được nêu trên chúng ta sẽ tạo ra điều thay đổi đáng kinh ngạc.
Tầng Ozon được bảo vệ, Trái Đất được bảo vệ, môi trường được bảo vệ đồng nghĩa với việc chúng ta và các hệ động thực vật sống khác được bảo vệ. Khi đó, chúng ta sẽ được sống trong một môi trường xanh hơn, một cuộc sống bình yên và phát triển đi lên bền vững hơn.
Để nhận tư vấn và báo giá tốt nhất